Phân loại trần thạch cao phổ biến hiện nay?

Thạch cao là vật liệu không còn xa lạ trong thiết kế nội thất hay thi công xây dựng nhà với nhiều đặc tính nổi trội, và có tính ứng dụng cao, nên có thể nói, thạch cao đã dần thay thế được các vật liệu kiểu cũ.

Chính vì sự thông dụng đó, nên trần thạch cao được chia ra nhiều loại và mỗi loại sẽ có những đặc điểm về ưu, nhược khác nhau. Để giúp các bạn đang có nhu cầu tìm hiểu và nhận biết chính xác về cách phân biệt trần thạch cao. Hãy cùng Hoàng Minh Decor xem qua bài viết sau nhé !

1. Trần thạch cao thả

Trần thạch cao thả còn gọi là trần thả hay trần nổi. Hệ trần này bao gồm khung trần nổi và tấm trang trí trần nhà phủ PVC hay in lụa trên nền tấm thạch cao hoặc tấm xi măng DURAflex. Sau khi xây dựng hoàn thiện, trần nhà sẽ để lộ ra một phần của khung xương tạo thành những ô vuông hay ô chữ nhật.

tran thach cao tha

Khác với tấm trần nhựa, tấm trần thả được thiết kế với nhiều mẫu mã hoa văn phong phú. Kích thước thường thấy: 600x600mm hoặc 600x1200mm. Trần thả phù hợp cho các công trình thi công văn phòng, chung cư, siêu thị. Vài năm gần đây, mẫu trần nhà thạch cao thả đẹp được rất nhiều thợ thi công lựa chọn.

Về ưu điểm, trần thả dễ thi công hơn trần chìm. Lắp đặt các hệ thống dây điện, thiết bị, thông gió cũng đơn giản, thuận tiện. Hơn thế nữa, so với các mẫu trần thạch cao đẹp khác, trần thả có giá rẻ hơn nhiều.

Về nhược điểm, phần khung xương lộ ra khiến căn phòng trông nhỏ hơn. Đồng thời, những đường vân này khiến cho gia chủ không có nhiều lựa chọn trong thiết kế. Thậm chí, nếu không khéo léo thì trần thả còn gây mất thẩm mỹ cho ngôi nhà.

2. Trần thạch cao chìm

Trần nhà thạch cao chìm được ưa chuộng vì tính thẩm mỹ cao cùng những tính năng chống cháy, cách âm, tiêu âm,…

tran thach cao chim

Trần chìm là một trong những mẫu trang trí trần nhà đẹp so với các loại trần khác. Nhờ được đánh giá cao về thẩm mỹ, trần chìm được sử dụng rộng rãi trong thi công công trình cao cấp. Đây được xem là sự lựa chọn hoàn hảo cho các không gian phòng khách.

Trần chìm gồm hai loại: Trần phẳng, trần giật cấp.

2.1 Trần nhà thạch cao phẳng

Trần phẳng nhìn tương tự trần đúc và trần bê tông về độ mịn và phẳng. Do đó, loại trần này được ứng dụng nhiều trong thi công phòng khách nhỏ, độ cao của phòng thấp. Trần phẳng mang đến sự tinh tế, giản đơn trong các thiết kế nhà gác lửng, căn hộ cao cấp. Ngoài ra, loại trần này còn dễ dàng kết hợp với bất kỳ kiểu kiến trúc nhà ở nào.

tran thach cao phang

Ưu điểm: 

– Quá trình thi công đơn giản giúp tiết kiệm thời gian và công sức

– Tạo cảm giác rộng rãi cho không gian nhờ sự giản lược về chi tiết.

– Thích hợp để thiết kế nội thất căn hộ, chung cư.

Nhược điểm:

– Các loại trần thạch cao phẳng bị hạn chế về các mẫu mã.

– Dễ bị lộ các lỗi khi thuê phải đội thợ thi công không chuyên nghiệp. Ví dụ, trong quá trình thi công, nếu xử lý mối nối không cẩn thận có thể khiến trần bị gồ lên hoặc lăn sơn không đều sẽ dễ dàng bị phát hiện nếu đứng quay mặt về phía ánh sáng.

2.2 Trần thạch cao giật cấp

Một khái niệm khác về trần đó là trần giật cấp. Trần loại này có cấu trúc giật xuống từng bậc khác nhau. Bởi do cấu trúc có tính khá phức tạp và cần tính thẩm mỹ cao, nên trần giật cấp luôn là ưu tiên lựa chọn hàng đầu cho công trình. Ngoài ra, trần giật cấp thuộc dòng trần có chi phí khá cao trong các mẫu trần thạch cao đẹp.

tran thach cao giat cap

Trần giật cấp luôn là lựa chọn hoàn hảo cho khách hàng. Bạn có thể ứng dụng trần loại này dành cho các phòng khác nhau. Bởi chính nét tinh tế kết hợp thẩm mỹ với các loại độ nội thất khác mà mang lại nhiều sự lựa chọn với giá trần thạch cao rất phong phú.

Trần giật cấp có thể kết hợp các hệ thống đèn khác nhau. Điển hình là kết hợp với các loại đèn led có kích thước nhỏ ôm xung quanh trang trí trần nhà và có một chùm chiếu sáng. Với hệ thống đèn và trần loại này, mặc dù chi phí thi công khá đắt, nhưng so với tính bền lâu dài và thẩm mỹ, nó giúp chúng ta tiết kiệm rất nhiều chi phí trong cuộc sống.

Ưu điểm:

Tính thẩm mỹ cao, đa dạng về thiết kế giúp tăng tính quyến rũ, sang trọng và hiện đại cho ngôi nhà.

Phù hợp với tất cả các không gian thi công có lối kiến trúc khác nhau.

Nhược điểm:

Quá trình thi công phức tạp nên tốn nhiều công sức hơn so với thi công trần nổi

Khi trần bị hỏng hóc bạn phải sửa lại toàn bộ chứ không thể gỡ ra từng tấm và thay mới những tấm bị hư

Ngoài phân chia theo cấu tạo, người ta thường chia các loại trần thạch cao theo chức năng và phong cách. Ví dụ như theo chức năng sẽ có loại trần chống cháy, trần chống ẩm, trần cách âm…Theo phong cách sẽ có loại trần cổ điển, loại trần tân cổ điển, loại trần hiện đại…

Mỗi loại trần đều có những ưu nhược điểm riêng, do đó, khi thi công bạn cần tham khảo thật kỹ và lựa chọn loại trần thạch cao phù hợp nhất với công trình của mình, tránh phó mặc tất cả cho đội ngũ xây dựng. Ngoài ra, độ bền của sản phẩm cũng là điều bạn cần phải lưu tâm. Để đảm bảo độ bền của công trình thì bạn nên chọn thấm thạch cao của thương hiệu uy tín, có chế độ bảo hành rõ ràng.

tran thach cao phong khach

Đây chính là loại trần thạch cao đang phổ biến và hay sử dụng nhất trong việc thi công hoàn thiện các công trình. Ngoài ra tùy theo một số nhà sản xuất, cung cấp sẽ phân loại trần thạch cao ra những công năng khác nhau:

Hãy cùng Hoàng Minh khám phá thêm nhé ! ( Lưu ý: nội dung bên dưới được tham khảo bởi Vĩnh Tường)

Có nhiều loại thạch cao khác nhau: tấm tiêu âm, cách âm, chống cháy, chịu ẩm… Tùy vào cấu tạo của hệ thống nhà ở mà bạn có thể lựa chọn loại trần phù hợp.

>>> Xem ngay: 200+ mẫu trần thạch cao cho phòng khách, phòng ngủ, phòng bếp năm 2020.

3. Phân loại trần thạch cao theo công năng.

1. Trần thạch cao cách âm

Nhà ở khu vực đông dân cư bị ảnh hưởng bởi tiếng ồn từ: quán ăn, chợ, xe cộ… Những âm thanh lớn như: la hét, còi… có cường độ 70 đến 100 đề-xi-ben. Đây là chỉ số tương đương với cường độ âm thanh tại các công trường xây dựng. Trong khi đó, tường gạch hoặc sàn đúc trong thiết kế các mẫu nhà đẹp, nhà ống… có chỉ số cách âm STC 30–35 dB nên không hạn chế được những tiếng ồn này. Tình trạng bị làm phiền bởi âm thanh lớn liên tục gây ảnh hưởng tới sức khỏe của con người, đặc biệt là thính giác. Sinh hoạt thường ngày cũng bị ảnh hưởng theo.

tran thach cao cach am
Trần thạch cao cách âm

Chính vì thế, bạn nên sử dụng các hệ giải pháp cách âm cho cả trần và tường. Dưới đây là một số giải pháp cách âm chống ồn cho không gian sống cho trần và tường hiệu quả.

2. Trần thạch cao chống cháy

Tiêu chuẩn chống cháy cho trần và tường.

tran thach cao chong chay
Trần thạch cao chống cháy Vĩnh Tường. ảnh internet

Phòng chống cháy nổ khi xây dựng nhà là tiêu chuẩn cần thiết. Hiểu được điều đó, Vĩnh Tường cho ra đời các hệ giải pháp chống cháy cho trần và vách ngăn chống cháy chuyên dụng.

  • Tính toàn vẹn: Đây là giải pháp chống cháy lan hiệu quả. Những ngọn lửa, khí độc của đám cháy được hạn chế mở rộng nhờ trần và tường thạch cao. Hệ thống này chịu được nhiệt độ lớn, không xuất hiện khe nứt để lửa lan nhanh.
  • Tính cách nhiệt: Hệ trần và vách thạch cao có khả năng chống lại sự gia tăng nhiệt độ của bề mặt không tiếp xúc với lửa.

3. Trần thạch cao chống ẩm

Về địa lý, Việt Nam là một quốc gia có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm. Đây là một trong những nguyên nhân gây hư hỏng các cấu kiện xây dựng và tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn và nấm mốc phát triển, làm ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

tran thach cao chong am
Trần thạch cao chống ẩm Vĩnh Tường.

Giải pháp tăng cường khả năng chống ẩm cho trần và tường thạch cao nhằm ngăn ngừa hoặc giảm thiểu sự ẩm thấp cho trần và tường tại những khu vực có độ ẩm cao như nhà bếp, phòng tắm. Các giải pháp này sẽ góp phần bảo vệ cấu kiện xây dựng, giúp tạo ra môi trường an toàn hơn cho sức khỏe con người.

Nguồn: Vĩnh Tường