Hoàn công là gì? Kiến thức tất tần tật về hoàn công xây dựng.

Hoàn công là gì? Là nội dung được nhiều đọc giả và bạn đọc tìm hiểu sau khi hoàn thiện một ngôi nhà hay bất ỳ một công trình xây dựng nào đó. Vậy Ý nghĩa của hoàn công là gì? vì sao cần nên phải làm thủ tục hoàn công? quy trình thực hiện ra sao? Hãy cùng Hoàng Minh Decor tìm hiểu tất tần tật những câu hỏi liên quan tới hoàn công, từ đó cho bạn những thông tin hữu ích nhất.

hoan cong la gi
Hoàn công là gì?

Hoàn công là gì?

Hoàn công hay hoàn công xây dựng hay hoàn thành công trình là một thủ tục hành chính trong hoạt động xây dựng công trình nhà cửa nhằm xác nhận sự kiện các bên đầu tư, thi công đã hoàn thành công trình xây dựng sau khi được cấp giấy phép xây dựng và đã thực hiện xong việc thi công có nghiệm thu hoàn thành công trình xây dựng. Hoàn công có ý nghĩa là điều kiện để được cấp đổi lại sổ hồng trong đó thể hiện những thay đổi về hiện trạng nhà đất sau khi thi công.

Vì sao cần phải hoàn công?

Theo khái niệm hoàn công là gì có nêu rõ nó là một thủ tục hành chính và phải thực hiện theo đúng quy định pháp luật hiện hành. Là công đoạn rất quan trọng nhằm hoàn thiện tính pháp lý cho căn nhà đó. Bởi vậy hoàn công là bước cuối cùng và là điều kiện cần để cấp phát, đổi sổ hồng.

Bên cạnh đó, hoàn công thể hiện những sửa đổi, thay đổi về thực trạng đất, công trình nhà cửa đó sau quá trình thi công. Đây chính là thủ tục bắt buộc mà sớm hay muộn chủ sở hữu đất hoặc nhà ở phải làm. Tuy nhiên, bạn nên sớm hoàn thiện để thuận tiện và tránh phiền hà sau này.

Hơn nữa để tránh rắc rối sau này phát sinh trong việc sửa chữa, làm mới hay bán nhượng lại. Chủ đất, hay nhà ở đó phải thực hiện hoàn công để hợp thức hóa mảnh đất, căn nhà đó về mặt pháp lý. Từ đó giúp cho việc trao đổi mua bán, sang nhượng đất đai, nhà ở dễ dàng nhất.

Trường hợp nào cần hoàn công?

Theo quy định trong Luật xây dựng 2014 và Nghị định 59/2015/ NĐ-CP có quy định rõ với các công trình xây dựng nhà cửa, công trình xây dựng khác ở đô thị thì tất cả đều phải thực hiện thủ tục hoàn công. Trừ các công trình nhà cửa riêng lẻ ở nông thôn mà không thi công xây dựng ở khu bảo tồn, di tích lịch sử, văn hóa thì không phải tiến hành thủ tục hoàn công.

ban ve hoan cong
Bản vẽ hoàn công. ảnh google

Thời điểm hoàn công

Khi công trình hoàn thành, nhà thầu thi công xây dựng công trình có trách nhiệm hoàn thiện thi công, thu dọn hiện trường, lập bản vẽ hoàn công và chuẩn bị các tài liệu để phục vụ việc nghiệm thu toàn phần công trình. Thể hiện trong biên bản nghiệm thu công trình gồm có phần kiến trúc (tổng diện tích sàn xây dựng thực tế, các tầng, bao lơn…).

Đây là thủ tục được thực hiện trước khi sử dụng và đăng ký quyền sở hữu công trình, theo đó chủ đầu tư, nhà thầu xây dựng và tư vấn thiết kế phải tổ chức nghiệm thu và lập biên bản nghiệm thu hoàn thành công trình xây dựng (theo mẫu in sẵn). Phần việc này trước đây do cơ quan nhà nước đứng ra tổ chức thực hiện. Trường hợp khi xây dựng mà không bắt buộc phải có giấy phép xây dựng thì không cần phải thực hiện thủ tục hoàn công.

>> Xem thêm: Thiết kế nội thất là gì?

Trình tự, thủ tục.

Ở Việt Nam, theo quy định của Luật xây dựng quy định về nghiệm thu, bàn giao xây dựng công trình thì phải nghiệm thu từng công việc, từng bộ phận, từng giai đoạn, từng hạng mục công trình, nghiệm thu đưa công trình vào sử dụng. Riêng các bộ phận bị che khuất của công trình phải được nghiệm thu và vẽ bản vẽ hoàn công trước khi tiến hành các công việc tiếp theo.

Nhà thầu thi công xây dựng công trình có trách nhiệm hoàn thiện thi công xây dựng, thu dọn hiện trường, lập bản vẽ hoàn công và chuẩn bị các tài liệu để phục vụ việc nghiệm thu công trình và bàn giao công trình. Các hạng mục công trình xây dựng hoàn thành và công trình xây dựng hoàn thành chỉ được phép đưa vào sử dụng sau khi được chủ đầu tư nghiệm thu.

Chủ đầu tư xây dựng công trình có trách nhiệm tổ chức nghiệm thu, tiếp nhận công trình xây dựng. Người tham gia nghiệm thu, bàn giao công trình phải chịu trách nhiệm cá nhân về sản phẩm do mình xác nhận trong quá trình thi công xây dựng công trình và bàn giao công trình xây dựng.

Thành phần trực tiếp nghiệm thu, gồm:

  • Chủ đầu tư
  • Nhà thầu thi công xây dựng công trình
  • Đơn vị Tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình
  • Nhà thầu thiết kế xây dựng công trình tham gia nghiệm thu theo yêu cầu của chủ đầu tư xây dựng công trình.

Hồ sơ hoàn công

Hồ sơ xin xác nhận công trình hoàn công (thủ tục hoàn công) gồm các thành phần

  • Giấy báo kiểm tra công trình hoàn thành theo mẫu quy định
  • Giấy phép xây dựng nhà ở, kèm theo bản vẽ thiết kế xây dựng nhà.
  • Bản vẽ hiện trạng hoàn công.
  • Bản hợp đồng thi công với đơn vị có giấy phép hành nghề kèm một bản sao giấy phép hành nghề của đơn vị thi công. Hoặc biên lai thu thuế xây dựng.

Riêng tại một số quận huyện ở Thành phố Hồ Chí Minh còn yêu cầu người dân khi làm thủ tục hoàn công phải nộp thêm các giấy tờ sau:

  • Bản vẽ hoàn công nhà ở
  • Biên bản kiểm tra định vị móng
  • Hợp đồng xây dựng
  • Hóa đơn xây dựng.

Nơi nộp hồ sơ tại Sở Xây dựng đối với những công trình xây dựng cấp đặc biệt, cấp 1, công trình tôn giáo, di tích lịch sử, miếu đình, tượng đài, quảng cáo, tranh hoành tráng, công trình trên các tuyến, trục đường chính

Đối với nhà ở riêng lẻ của người dân và các công trình xây dựng khác thuộc địa giới hành chính quận, huyện thì nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân quận, huyện. Đối vơi nhà ở riêng lẻ ở điểm khu dân cư nông thôn đã có quy hoạch xây dựng thuộc địa giới hành chính xã thì nộp tại Ủy ban nhân dân cấp xã.

Tại một số địa phương, việc kiểm tra hoàn công của cơ quan chức năng được thực hiện trên cơ sở đề nghị của chủ đầu tư (báo hoàn công). Khi này, công trình có thể chỉ mới xây dựng xong phần thô hoặc đã hoàn thiện, chấm dứt mọi hoạt động liên quan đến xây dựng công trình. Với trường hợp kiểm tra hoàn công tại thời điểm công trình đã dừng mọi hoạt động xây dựng, việc phát hiện và xử lý xây dựng sai phép hoàn toàn không khó.

hoan cong

Trách nhiệm các bên

Theo nguyên tắc chung thì chủ đầu tư, đơn vị tư vấn thiết kế và nhà thầu xây dựng phải chịu trách nhiệm về chất lượng công trình. Cơ quan nhà nước chỉ yêu cầu chủ nhà xuất trình lý lịch căn nhà (trong đó có biên bản hoàn công) khi có sự cố công trình xảy ra. Biên bản hoàn công có giá trị pháp lý là biên bản có đủ xác nhận của chủ đầu tư (ký tên), tư vấn thiết kế, nhà thầu xây dựng (đóng dấu, ký tên) hoặc tư vấn giám sát (nếu có).

Trường hợp công trình có thay đổi so với giấy phép, ngoài bản vẽ đã lập trước đó, chủ đầu tư phải liên hệ đơn vị tư vấn thiết kế có chức năng lập lại bản vẽ thực tế, gồm các thành phần mặt bằng, mặt cắt công trình thể hiện tỉ lệ 1/100, có ghi chú rõ các phần xây dựng ngoài giấy phép.

Cơ quan chức năng cấp phép xây dựng chỉ quản lý chất lượng sau khi công trình hoàn thành, trách nhiệm về chất lượng công trình được chuyển giao cho chủ đầu tư và các đơn vị tham gia trong quá trình xây dựng công trình. Nhà nước chỉ đưa ra các tiêu chí như tầng cao, lộ giới, khoảng lùi, phòng cháy chữa cháy…

Đối với diện nhà ở riêng lẻ, theo quy định trong vòng 12 tháng sau khi xây dựng xong, chủ đầu tư phải lập thủ tục đăng ký quyền sở hữu công trình. trong thời gian kể từ khi hoàn công đến khi đăng ký quyền sở hữu, nếu công trình phát sinh hạng mục nào ngoài giấy phép, chủ đầu tư phải liên hệ vẽ lại bản vẽ theo đúng hiện trạng và phải chịu xử lý vi phạm hành chính trước khi được xem xét để chứng nhận quyền sở hữu.

Tìm hiểu:

Hoàn công sai phép

Trường hợp hoàn công nhà xây sai giấy phép thì phạt tiền đối với chủ đầu tư tổ chức thi công xây dựng công trình sai nội dung giấy phép xây dựng do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp. Mức phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ ở nông thôn và từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với trường hợp xây nhà ở riêng lẻ ở đô thị. Ngoài hình thức phạt tiền, chủ đầu tư còn bị buộc khắc phục hậu quả, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền sẽ yêu cầu tự phá dỡ phần công trình xây dựng sai nội dung giấy phép xây dựng, nếu không tự phá dỡ thì bị cưỡng chế phá dỡ.

Hoàn công được coi là vi phạm một trong những nội dung trong giấy phép xây dựng, cụ thể:

  • Thay đổi vị trí xây dựng công trình
  • Sai cốt nền xây dựng công trình
  • Vi phạm chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng

Như vậy thông qua những nội dung trên các bạn có thể nắm rõ hoàn công là gi? quy trình thủ tục ra sao? vì sao cần phải hoàn công? Hi vọng những thông tin trên có thể giúp ích cho các bạn đang tìm kiếm thông tin hoàn công có cái nhìn chuẩn xác nhất.

nếu cần đến công ty, đơn vị thi công chuyên nghiệp >>>  Dịch vụ thi công nội thất giá rẻ